Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2019

Thủ đoạn tinh vi trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Hình ảnh
Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao vừa ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214, 215, 216 của Bộ luật Hình sự. Trong đó xác định rõ mức độ phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Cụ thể, Điều 3 của Nghị quyết xác định: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp  (quy định tại điểm b khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự): là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gian lận BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập. Phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt  (quy định tại điểm đ khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự): là trường hợp người phạm tội sử dụng công nghệ cao, móc nối với người

Toàn bộ người lao động sẽ được nghỉ làm chiều thứ 7?

Hình ảnh
Rất nhiều người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay phải làm việc cả ngày thứ 7, chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Trong thời gian tới, có thể bộ phận người lao động này sẽ chỉ phải làm việc buổi sáng thứ 7. Điều 107 của dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra 02 phương án về thời giờ làm việc bình thường của người lao động. Phương án 1: Về cơ bản giữ nguyên như hiện nay - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần; - Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần; - Người sử dụng lao động phải bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo các quy chuẩn kỹ thuật liên quan (nội dung mới) - Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Phương án 2: Giảm 4 giờ làm việc/tuần - T

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Hình ảnh
Trợ cấp thất nghiệp là khoản hỗ trợ không nhỏ cho thu nhập của người lao động khi không có việc làm. Vậy trong thời gian tạm hoãn hợp đồng, người lao động có được hưởng loại trợ cấp này hay không? Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ luật Lao động cũng như các văn bản hướng dẫn vẫn chưa có định nghĩa nào về tạm hoãn hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách hiểu về “tạm hoãn” thì tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong khoảng thời gian nhất định vì một lý do nào đó. Hết thời gian này, người lao động sẽ tiếp tục thực hiện công việc của mình theo hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, có 06 trường hợp được ghi nhận là tạm hoãn hợp đồng lao động: - Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. - Người lao động bị tạm giam, tạm giữ. - Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡ

Thông báo lịch nghỉ lễ 2/9 chính thức

Hình ảnh
Dịp lễ 2/9 năm nay, công chức sẽ được nghỉ từ 2 đến 3 ngày liên tục và không phải đi làm bù. Năm nay ngày Quốc khánh rơi vào thứ hai (2/9). Theo quy định, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong ngày này. Do đó cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có chế độ nghỉ hai ngày mỗi tuần (thứ bảy và chủ nhật) sẽ được nghỉ 3 ngày liên tục, từ thứ bảy 31/8 đến hết thứ hai 2/9. Đối với các doanh nghiệp, đơn vị có chế độ nghỉ một ngày mỗi tuần (chủ nhật) thì người lao động sẽ chỉ được nghỉ hai ngày là chủ nhật (1/9) và thứ hai (2/9). Với các đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định vào cuối tuần, Bộ Lao động, Thương binh Xã hội đề nghị đơn vị căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh... để bố trí lịch nghỉ phù hợp cho người lao động. Nếu người lao động đi làm ngày lễ 2/9, Bộ luật lao động quy định họ sẽ được hưởng 400% lương ngày bình thường; làm thêm vào ban đêm của ngày nghỉ lễ sẽ được hưởng thêm 30% tiền lương của ngày bình thường. (Nguồn. Vnexpress)

Lao động xuất khẩu nên làm gì khi bị nợ lương, ngược đãi?

Hình ảnh
Tiếp nối chủ đề về xuất khẩu lao động , bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người lao động đi làm việc ở nước ngoài cách để bảo vệ mình phòng khi bị nợ lương, ngược đãi… ở nơi đất khách quê người. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động ở nước ngoài Ngoài các nghĩa vụ đối với cơ quan Nhà nước, người lao động trước khi đi xuất khẩu, các doanh nghiệp dịch vụ còn có trách nhiệm với người lao động trong suốt quá trình làm việc và cho tới khi về nước. Cụ thể theo khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: - Quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; - Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các tranh chấp liên quan đến người lao động; - Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp ph