Bài đăng

Thị trường lao động cuối năm: Khan hiếm lao động thời vụ

Hình ảnh
Thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang tập trung kinh doanh, sản xuất nhằm cung ứng hàng hóa, phục vụ thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán cho nên nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông và lao động thời vụ có xu hướng tăng mạnh. Thị trường lao động đã bước sang quý IV, thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Thời điểm này, tại Hà Nội, có thể thấy rất nhiều băng-rôn thông báo tuyển dụng lao động với nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn được treo ở cổng nhiều công ty. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả lương lao động thời vụ cao gấp 1,5 lần so với mức bình thường để thu hút người lao động. Một số đăng tuyển ở khắp các kênh vì khan hiếm lao động. Tại trang thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội có tới 2.500 đầu việc mới được đăng tuyển, trong đó những công việc được tuyển nhiều gồm: nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, thu ngân, chạy bàn… Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm và hỗ trợ thanh niên Hà Nội Nguyễn Đình Trung, nhu cầu

Khi nào doanh nghiệp được tự cấp thẻ an toàn lao động?

Hình ảnh
An toàn lao động là nhu cầu thiết yếu của mọi lao động. Tuy nhiên, thực tế, không nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này mặc dù pháp luật đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tự cấp thẻ an toàn lao động. Ai được cấp thẻ an toàn lao động? Theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động (kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Cụ thể hơn, đây là những lao động thuộc nhóm 3 làm các công việc: - Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; - Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại; - Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...); - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa,

Làm việc sau khi nghỉ hưu có được trợ cấp khi thôi việc?

Hình ảnh
Với những kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm làm việc, không ít người đủ tuổi nghỉ hưu vẫn lựa chọn làm việc và cống hiến. Vậy chế độ với những lao động này có khác so với những lao động đang trong độ tuổi làm việc? Lưu ý khi sử dụng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu còn được gọi là lao động cao tuổi. Bởi đây là những người tiếp tục làm việc sau 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Khi người lao động có đủ sức khỏe và người sử dụng có nhu cầu thì người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động cao tuổi kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trong thời gian này, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Đồng thời, luôn được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc. Đặc biệt, người sử dụng lao động không được phân công, sắp xếp người lao động cao tuổi làm

Thủ tướng chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2020

Hình ảnh
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2020 - Tết Canh Tý tổng cộng 7 ngày như đề xuất của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, theo đó nghỉ Tết từ ngày 23-1-2020 (tức 29 Tết ) đến hết thứ tư ngày 29-1-2020 (tức Mùng 5 Tết Canh Tý 2020). Văn Phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Theo đó, xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ lễ, tết năm 2020 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 54/TTr-LĐTBXH về việc nghỉ Tết Âm lịch. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động  nghỉ liên tục 07 ngày, từ ngày 23/01/2020 đến hết ngày 29/01/2020 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết ngày 05 tháng G

Thủ đoạn tinh vi trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Hình ảnh
Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao vừa ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214, 215, 216 của Bộ luật Hình sự. Trong đó xác định rõ mức độ phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Cụ thể, Điều 3 của Nghị quyết xác định: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp  (quy định tại điểm b khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự): là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gian lận BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập. Phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt  (quy định tại điểm đ khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự): là trường hợp người phạm tội sử dụng công nghệ cao, móc nối với người

Toàn bộ người lao động sẽ được nghỉ làm chiều thứ 7?

Hình ảnh
Rất nhiều người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay phải làm việc cả ngày thứ 7, chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Trong thời gian tới, có thể bộ phận người lao động này sẽ chỉ phải làm việc buổi sáng thứ 7. Điều 107 của dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra 02 phương án về thời giờ làm việc bình thường của người lao động. Phương án 1: Về cơ bản giữ nguyên như hiện nay - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần; - Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần; - Người sử dụng lao động phải bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo các quy chuẩn kỹ thuật liên quan (nội dung mới) - Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Phương án 2: Giảm 4 giờ làm việc/tuần - T

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Hình ảnh
Trợ cấp thất nghiệp là khoản hỗ trợ không nhỏ cho thu nhập của người lao động khi không có việc làm. Vậy trong thời gian tạm hoãn hợp đồng, người lao động có được hưởng loại trợ cấp này hay không? Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ luật Lao động cũng như các văn bản hướng dẫn vẫn chưa có định nghĩa nào về tạm hoãn hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách hiểu về “tạm hoãn” thì tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong khoảng thời gian nhất định vì một lý do nào đó. Hết thời gian này, người lao động sẽ tiếp tục thực hiện công việc của mình theo hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, có 06 trường hợp được ghi nhận là tạm hoãn hợp đồng lao động: - Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. - Người lao động bị tạm giam, tạm giữ. - Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡ